Giống cam bù

Giá: Liên Hệ

Cam bù có đặc điểm là quả hình cầu , vỏ nhẵn và dầy , trọng lượng trung bình của quả cam bù Hương sơn 250g/quả . Khi chín có mùi thơm hấp dẫn , vị ngọt , quả có màu vàng da cam, nhiều nước , tép quả và nước quả có màu hồng.

Cam bù có nguồn gốc ở huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, trồng được ở nhiều vùng trong tỉnh trên các loại đất như: Phiến sa thạch, phù sa cổ, phù sa ven sông nhưng thích hợp nhất là vùng đồi.

– Cam bù có tính chống chịu khá thích ứng rộng, năng suất quả cao, có thể đạt 2- 30 tấn/ha/năm trung bình mỗi cây 30 – 70 kg/cây. 
– Quả chín vào tháng 1 -2, phẩm chất tốt, mã quả đẹp, hàm lượng dinh dưỡng cao, có hương vị hấp dẫn. Ngoài việc ăn tươi còn dùng để chế biến nước quả, rượu… và dùng trong y học đặc biệt là rễ, lá, quả, vỏ dùng để làm thuốc chữa ho và cảm cúm.
cam-bu-huong-son
Kỹ thuật chăm sóc:
1. Làm đất:
 
Cày bừa kỹ, nếu là đất khai hoang phải tiến hành trước khi trồng 4- 5 tháng. Nên cơ cấu vườn thông thoáng với độ dốc tối thiểu là 10o.
 
2. Đào hố:
 
Mật độ 400 – 500 cây/ha tương ứng với khoảng cách 4 m x 5 m; 5 m x 5 m. 
– Kích thước hố: 0,7 m x 0,6 m x 0,6 m, vùng đồi có thể đào sâu và rộng hơn, khi đào nên đổ lớp đất mặt sang 1 bên và lớp đất phía dưới sang 1 bên.
cam-bu
 
3. Bón phân, lấp hố:
 
– Lượng phân bón lót cho 1 hố: 50 kg phân chuồng + 1 kg lân Lâm Thao + 0,8 kg vôi bột.
 
4. Trồng cây:
 
– Thời vụ: Vụ xuân tháng 1-3 
Vụ thu đông: Tháng 8-9 
– Trồng cây: Đào giữa hố một lô lớn hơn bầu, bón vào đó 0,5 kg chuồng tinh hoai mục + 0,05 kg lân Lâm Thao, đổ nước đánh nhuyễn để hồ rễ và bóc bầu trồng cây, lấp đất, tưới nước, trồng xong dùng que cắm cố định cây và tủ gốc giữ ẩm. 
Chú ý: Khi trồng cây chiết, ngọn cây hướng theo chiều gió chính, cây ghép thì chồi ghép quay ngược chiều hướng gió chính để hạn chế ảnh hưởng của gió.
 
5. Chăm sóc:
 
– Luôn luôn xới xáo và làm cho vườn cây sạch cỏ, tiến hành tủ gốc bằng các vật liệu khô vào mùa khô và cỏ vào mùa mưa. 
– Tạo hình cây ngay cả những năm đầu kiến thiết cơ bản để cây cân đối có tán đẹp, thông thoáng. 
– Thường xuyên tỉa bỏ những cành khô, cành bệnh, cành có hiệu quả thấp. 
– Cần tưới nước cho cây vào các thời kỳ: Phân hoá mầm hoa (tháng 11-12): thời kỳ ra hoa (tháng 2 -3): Thời kỳ sinh trưởng quả (tháng 4-7).
 
6. Lượng bón phân hàng năm và cách bón:
 
– Liều lượng bón phân hàng năm 
ĐVT: kg 
Tuổi cây Phân chuồng Đạm urê Kali 
1-3 30-35 0.3-0,5 0,25-0,3 
4-6 40-45 0,6-0,7 0,4-0,5 
7-9 50-55 0,8-0,9 0,7-0,8 
9-11 60-65 1,0-1,1 1 
Trên 11 Trên 70 1,2 1,1 
 
Tuổi cây Lân Lâm Thao Vôi bột Vật liệu tủ gốc 
1-3 0,4-0,5 0,35 20 
4-6 0,7-0,8 0,5 30 
7-9 0,9-1,0 0,75 40 
9-11 1,1-1,2 0,95 50 
Trên 11 1,5 1,1 60 
 
-Thời kỳ bón 
 
TT Thời gian Loại phân và tỷ lệ bón so với cả năm (%) 
1 Bón lót cơ bản: tháng 11 – 12 100% phân chuồng + 100% lân + 25% đạm 
2. Bón đón hoa thúc cành xuân 15/1-15/3 30% đạm + 40% kali 
3. Thúc quả, chống rụng quả: Cuối tháng 4 đầu tháng 5 30% đạm + 30% kali 
4. Đón cành thu tăng trọng lượng quả: tháng 7-8 15% đạm + 30% kali 
 
Cách bón:
 
– Bón lót: Đào rãnh vành khuyên theo tán cây sâu 20 cm, rộng 20 cm, phơi 1 -2 nắng nhẹ, bón phân và lấp đất. 
– Bón phân vô cơ: Có thể bón theo tán cây sau khi làm sạch cỏ, cào lấp phân hoặc hoà nước để tưới 
Ngoài các loại phân trên có thể bón các loại phân vi lượng qua lá như: Đạm cao cấp, 3 lá xanh, Agriconic; phân vi lượng. 
7. Một số bệnh thường gặp: 
– Sâu vẽ bùa: Phá hoại lá, ngọn non của cây quanh năm nhất là các đợt lộc từ tháng 4 đến tháng 10. Có thể dùng Padan 95SP 10 g trong bình 10 lít nước phun vào chiều tối, phun kỹ ướt đãm 2 mặt lá. 
– Sâu nhớt: Phá lá non, ngọn nọn vào tháng 1-4, tháng 7-8. Dùng Padan 95SP trước khi hoa nở, cần theo dõi các đợt lộc và thấy chớm xuất hiện là phun ngay. 
– Bướm chích quả: thường gây hại quả sắm chín vào ban đêm, có thể soi đèn vùng vợt bắt hay dùng bẫy bã chua ngọt. 
– Nhện đỏ: thường gây hại lá và quả non 1-2 tháng tuổi, dùng Rengents 0,1% hay Ortur 0,1% để phun vào thời kỳ còn quá nhỏ 
– Bệnh thối gốc chảy mũ: 
Gây hại phân, rễ làm cho vườn cây xơ xác, nhất là vườn cây thoát nước kém, ít đầu tư nhất là phân chuồng: Cần đầu tư chăm sóc tốt, cơ cấu vườn thông thoáng, thoát nước, định kỳ sau mỗi lần làm cỏ dùng Ridomin M373 WP hoà nước tưới quanh gốc và lên ngọn cây. 
Bệnh chảy gôm: 
Tthường xuất hiện thân, cành và quả gần mặt đất, cần cải tạo vườn cây cao ráo, thông thoáng, thoát nước, chọn góc ghép kháng bệnh, ghéo cao 20-25cm, khi trồng nên trồng nông, vùng đất thấp đắp ụ và tránh gây nên vết thương cơ giới. Sau mỗi đợt làm cỏ dùng Boocdo 1%, Alictle 0,4-0,8% phun phòng.