Giống cây bầu hồ lô
Giá: Liên Hệ
Bầu hồ lô được trồng thành giàn đẹp mắt lại tạo bóng râm vô cùng mát mẻ. Quả bầu có thể nấu thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn có thể giúp chị em phụ nữ có thể ghi điểm trong mắt gia đình mình , bầu nấu nghêu, sò, tôm hương vị thơm ngọt sao có thể cưỡng lại được, bầu xào, bầu luộc đơn giản thanh đạm
Thời vụ gieo trồng bầu tốt nhất là tháng 10 đến tháng 12.
Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước ấm 5-8 tiếng
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng
Trong vườn nhà chỉ cần đào 1-2 hốc ở góc vườn để trồng. Trước khi gieo hạt cần bón phân lót vào hốc. Mỗi hốc bón 10-15 kg phân chuồng loại mục trộn với 100g super lân. Sau khi cho phân vào hốc, lấp đất lên trên rồi gieo lên trên lớp đất mỗi hốc 2-4 hạt bầu. Khi cây có 1-2 lá thật cần tỉa bớt những cây nhỏ yếu hoặc bị bệnh, chỉ để lại mỗi hốc 1 cây.
Cũng có thể gieo hạt bầu ở khay gieo hạt hoặc vườn ươm để tiện chăm sóc và chống rét cho cây con.
Cần chú ý tưới đủ nước, giữ cho đất luôn ẩm để cây mọc tốt.
Bước 3: Trồng cố định
Nếu gieo trong khay gieo hạt thì khi cây có 4-6 lá thật, bạn đánh cây ra trồng vào hốc đã chuẩn bị.
Bộ rễ bầu tuy phát triển nhiều, nhưng lại ăn nông cho nên phải xới xào nhiều lần để đất tơi xốp, thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho rễ hoạt động, tăng cường thêm khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây. Cần tiến hành vun nhẹ đất vào gốc kết hợp với tưới 1 lượt nước phân pha loãng để cây lớn nhanh.
Bước 4: Làm giàn cho cây
Làm giàn cho bầu leo. Giàn bầu có thể làm trên mặt ao hoặc trước sân nhà. Giàn cao khoảng 2m, làm thành một mặt bằng trên các cọc chống. Mặt bằng rộng hay hẹp tuỳ số cây được trồng ở các hốc.
Để bầu có thể mọc lâu tàn và cho nhiều quả, trên mặt giàn cần phân bố dây bầu đều ra các hướng.
Bước 5: Chăm sóc cây
Bón thúc cho bầu vào các thời kỳ sau:
– Khi cây có 4-6 lá thật.
– Khi cây có hoa, để cho cây bầu bò lên giàn nhanh.
Đặc biệt lúc bầu ra hoa, ra quả rộ cần đảm bảo đủ ẩm cho cây. Lúc này cần giữ cho đất có 70-80% độ ẩm đồng ruộng. Tiến hành vun gốc cao và đắp đất. Nếu gặp khô hạn hoặc gió tây có thể dùng rơm rạ, cỏ khô ủ gốc rồi tưới một lượt nước thật đẫm để giữ cho gốc bầu được ẩm lâu.
– Khi ra quả rộ, để quả phát triển nhanh, chống rụng quả nông dân thường hoà loãng nước phân tưới vào gốc cho bầu.
Sau khi hoa tàn khoảng 15-20 ngày là có thể hái quả được. Lúc này vỏ quả bầu còn non, nhưng trông quả đã căng da bóng. Nếu muốn cắt để dành thì phải để quả già hơn, khi vỏ quả đã hơi cứng, trong vỏ quả đã tích luỹ chất sừng. Lúc đó hái quả xuống thái thành lát phơi khô, cất vào chum, vại, để ở chỗ khô ráo, dành để ăn dần.