Giống táo đào vàng
Giá: Liên Hệ
1. Nguồn gốc:
Táo là cây ăn quả lâu đời, thích hợp với điều kiện nhiệt đới nước ta, dễ trồng, sinh trưởng phát triển nhanh, sau trồng 1 năm bắt đầu cho thu quả.Hiện nay trồng phổ biến các giống táo địa phương: táo Thiện Phiến, táo Gia Lộc (chua), Táo xử lý đột biến như: táo 12 (ngọt),táo 32,táo Đào Tiên và giống nhập nội như: táo Đào Vàng, Lê Lai, Đào muộn, X12
2. Những đặc tính chủ yếu của giống:
Là cây dễ trồng, thích hợp cho mọi loại đất. Năng suất cao và ổn định, không có sâu bệnh nguy hiểm. Nếu đốn sớm sang năm sẽ cho quả sớm.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
3.1. Thời vụ và khoảng cách trồng
Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân tháng 2-4 , nếu cây giống ghép sớm có thể trồng từ tháng 11. Sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Cuối năm cây sẽ cho nhiều quả. Khoảng cách trồng thông thường từ 3 – 4 m một cây.
3.2 Hố trồng, phân bón lót:
Kích thước hố trồng 40x40x40 cm . Bón lót mỗi hố 15-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg super lân + 0,3kg kali + 0,2 kg vôi bột. Các loại phân được trộn đều với đất, cho xuống hố, vun ụ nồi so với mặt đất 20cm ( không trồng cây trực tiếp với phân )
Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng 5 – 7kg/hố
3.3.Cách trồng:
Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.
3.4.Chăm sóc và bón phân
Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào snags hoặc chiều, mỗi lần một thùng nước.Sau đó cách 2,3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng.Khi cây phát triển sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm.
Có thể nói táo rất cần nước ở cái giai đoạn sinh trưởng, nhất là lúc đang phát triển. Nếu gặp hạn, không đủ nước, quả sẽ nhỏ, vỏ dày , ăn chat, kém phẩm chất.
Hàng năm cần bón phân cho cây sau thu hoạch và đốn cây, nhằm hồi phục sức cho cây vụ xuân tới, với lượng phân bón 1 cây như sau: Phân chuồng từ 30-50kg, lân 5- 8 kg, kali 3-5kg, đạm ure 0,5-1kg.
3.5.Phòng trừ sâu bệnh
+ Nhóm sâu chính: Sâu cắm lá, sâu cuốn lá, nhện đỏ, sâu đục quả. Trong 6,7 tháng nén tóc đẻ trứng vào thân cây.Phòng trừ sau dùng thuốc:
– Nhóm sâu chích hút: dùng trong các thuốc: Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Depterx(0,2%), Dantiol(0,1-0,2%), Monitor(0,1-0,2%), Bi 58, Basudin.
– Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng một trong các thuôc sau: Azodrin 50 DD (0,2%), Score(0,05%), Alieett(0,3%), Mancozeb(0,25%).
– Đối với kiến, mối, nọ cánh cứng hại rễ, gốc: sử dụng Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộng 1 thuốc – 10 cát, rắc xung quanh gốc và hố.
3.6. Đốn Táo
Căn cứ đặc điểm của giống và mục đích sản xuất mà có các cách đốn táo khác nhau. Cành quả của táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ xuân cùng năm, bởi vậy đốn cành sao cho nhiều cành ra trong vụ xuân, cành khỏe, có sản lượng cao.Có 2 cách đốn như sau:
– Đốn phớt: Làm thường xuyên hàng năm sau vụ hái quả nhằm cho sản lượng quả cao và ổn định.
– Đốn đau: nhằm tạo tán đối với cây còn nhỏ 1-3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn, cắt hết các loại cành chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước để tạo tán cho năng suất cao.