Giống táo đào vàng

Giá: Liên Hệ

Với đặc điểm của cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ Cây táo Đào vàng nhân giống vô tính cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định Cây táo Đào vàng nhân giống vô tính cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao
tao-dao-vang

KỸ THUẬT TRỒNG TÁO

Ở nước ta, táo trồng ở phía Bắc và Nam. Nhiệt độ thích hợp từ 25-320C. Táo có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7. 2/ Giống: có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, táo Thái Lan, táo số 12, số 32, táo Đào Tiên…

1/ Đặc tính:
– Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép. Hạt trước khi gieo nên đập loại bỏ vỏ rắn ở ngoài để mau nẩy mầm. Gieo hạt vào bầu ny lon, sau khoảng 6 tháng là cây có thể ghép được. Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ, vỏ còn màu đỏ. Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20-30 cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15-20 ngày thì liền vỏ. Sau khi ghép 2-3 tháng là có thể cắt đi trồng.

3/ Cách trồng táo:

– Thời vụ trồng tốt là giữa hoặc cuối mùa mưa.
Trồng theo theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt. Đào hố 50 cm x 50 cm x 50 cm (dài x rộng x sâu). Bón lót phân chuồng hoai, phân hữu cơ sinh học HVP 401 B, vi lượng HVP Organic, vôi bột và super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 15-20 ngày.

tao-dao-vang-1

4/ Bón phân:

-Bón lót: mỗi hố bón 10 – 15kg phân hữu cơ hoai + Hữu cơ sinh học HVP 401B : 2 kg + Hữu cơ khoáng vi lượng HVP Organic 0,2 kg + 0,5 kg super lân + 1 kg vôi.

-Bón thúc: Sau khi trồng được 20-30 ngày có thể pha loãng phân Urea và DAP để tưới cho. Lượng dùng là: 30g Urea + 50g DAP/gốc, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu.

+ Sau đó trong 2 năm đầu định kỳ bón thúc 1 năm 4 lần bằng phân hỗn hợp NPK (16 – 16 – 8). Lượng phân NPK (16-16-8) bón mỗi lần từ 0,2-0,4 kg/cây (năm đầu), 0,5 kg /cây (năm thứ 2).

+ Từ năm thứ 3 trở đi sử dụng NPK (20-20-15) bón 2 – 3 kg/gốc/năm + 2 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B/gốc/năm + 1kg vôi/gốc/năm, chia ra bón 3 – 4 lần/năm. Cách bón: dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10 cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước + tưới gốc HVP 6-4-4 K-HUMAT để kích thích rễ phát trienr mạnh.

– Sử dụng phân bón lá: Sau khi trồng khoảng 10 ngày có thể sử dụngHVP 6-4-4 K-HUMAT phun hoặc tưới gốc 2 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày để kích thích bộ rễ phát triển. Sau đó trong 2 năm đầu có thể phun HVP 1601 (21-21-21) định kỳ 10 – 15 ngày lần giúp cây phát triển mạnh thân, lá và rễ.
+ Từ năm thứ 3 trở đi (cây bắt đầu cho trái): Trước khi cây bắt dầu hình thành nụ hoa nên phun HVP 1601.WP (10.50.10) 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Khi nụ hoa đã lớn chuẩn bị nở hoa rộ phunHVP TĐT – SIÊU RA HOA TĂNG ĐẬU TRÁI 2 lần mỗi lần cánh nhau 7 ngày giúp ra hoa nhiều và tăng đậu trái. Sau khi đậu trái non dùng HVP 1001S (6 – 20 – 20) phun 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày giúp tăng trọng lượng trái. Trước khi thu hoạch 20 ngày: phun HVP 1001S 0 – 25 – 25 giúp tăng trọng lượng và chất lượng trái thu hoạch.

5/ Chăm sóc

– Cây táo rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát. Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:

+ Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.

+ Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

tao-dao-vang1

5/ Phòng trừ sâu bệnh:

– Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus): Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Phun các thuốc Supracide, Suprathion, Bi 58 để phòng trị.

– Sâu cuốn lá (Archips micaceana): Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Dùng các thuốc Pyrinex, Karate, Proclaim, Selecron …

– Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol (Vizubon-D). Khi quả đã già sắp chín phun ngừa bằng các thuốc Trigard, Fastac. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.

– Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.): Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin

– Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Phòng trừ bằng các thuốc gốc đồng, hỗn hợp lưu huỳnh + vôi, Zineb, Carbenzim, Rovral.