Hoa hồng đổi màu

Giá: Liên Hệ

Hồng đổi màu là loài cây thuộc họ hồng, có hoa nhiều màu sắc, bông hoa bền, lâu tàn và đẹp. Ngoài ra, hoa hồng là giống cây khá lâu năm, có thể trồng quanh năm và cho ra hoa thường xuyên.

Hồng đổi màu với rất nhiều ưu điểm như: màu sắc phong phú và đa dạng, lá xanh, cành dài, có mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng, nên hoa hồng đổi màu có thể dùng làm hoa cắm lọ, cắm bình. Còn cây hoa hồng đổi màu có thể dùng để trồng thành cả thảm hoa phục vụ cho trang trí cảnh quan, nhà cửa sân vườn, hoặc cũng có thể để trồng thành chậu nhỏ rất xinh xắn để trang trí hành lang và ban công là những nơi hứng được ánh nắng tự nhiên.
a2-1

* Cách trồng:
– Chọn đất trồng là loại đất tơi xốp và có độ thoát nước thật tốt để tránh nước khi tưới cây bị ứ đọng từ đó sẽ làm hỏng bộ rễ của cây.
– Trước khi trồng, có thể sử dụng thêm phân hữu cơ đã ủ hoai mục để lót dưới bầu cây. Khi tiến hành trồng cây, phải lấp đất vào quanh gốc cây, nhẹ tay ấn và giữ đứng cây, khi trồng xong là phải t¬ưới cho cây thật đẫm nước.
* Chăm sóc:
– Bón phân:
Cần phun một số loại phân để bón lá cho cây như: Atonik. B1 hay ba lá xanh để cây phát triển được bộ rễ tốt khỏe mạnh, cây cho hoa có màu sắc tươi và rực rỡ sau khi trồng cây được 3-5 ngày. Lưu ý khi tưới phân phải tránh tưới lên hoa vì nó sẽ làm hoa mau tàn.
Sau đó 10-15 ngày thì tiến hành bón bổ sung một số loại phân hạt như : Dynamic hay phân dơi, NPK bón gốc cây. Lưu ý sau khi tưới phải lấp gốc lại, tránh để phân tiếp xúc trực tiếp với rễ cây.
Theo định kỳ hàng tháng có thể bón xen kẽ 1 lần bón lá và 1 lần bón gốc..
– Thường xuyên phải cắt bỏ cành, lá và bông hoa đã hỏng.
– Nếu cây ra những cành mập mạp và nhánh mới màu đỏ tía đậm tức là chứng tỏ cây đầy đủ dinh dưởng.

* Sâu hại:
– Rệp:

Rệp có màu đỏ xám hoặc xanh nhạt, tập trung chủ yếu ở ngọn cây, nụ hoa và mầm non.

Phòng trừ: có thể dùng một số loại thuốc như Supaside 40 ND hay Supathion, Thiodal để phun trừ.

– Nhện đỏ:

Nhện này ở dưới mặt đất, nó hút dịch ở trong mô lá, khiến lá vàng, sau đó quăn queo và rụng.

Phòng trừ: sử dụng Peganus 500 SC hoặc Ortus 5SC để xử lý.

* Bệnh hại:

– Bệnh mốc xám:

Bệnh này chủ yếu tấn công trên hoa, xuất hiện nhiều đốm nhỏ có màu xám và làm hoa bị thối, nếu lan rộng và nặng có thể làm héo nhành non. Khi độ ẩm và nhiệt độ cao, bệnh có điều kiện phát triển mạnh.
Phòng trừ: Có thể dùng các thuốc như PN – balacide 32WP hoặc Miksabe 100WP để phòng trừ.
– Bệnh phấn trắng:

Có các vết bệnh hình thái không nhất định, dạng bột trắng xám, bệnh hại hầu như tất cả các bộ phận trên cây hoa, có thể gây chết cây.
Phòng trừ: có thể sử dụng Saprol 190DC hay Nativo 750WG, Amistar top 325SC,…để phòng trừ.